Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ (thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những khu rừng ngập mặn diển hình ở vùng ven biển nhiệt đới, không chỉ cũng cấp nhiều loại lâm sản mà còn là nơi cu trú của nhiều loài hải sản, chim nước, chim di cu và một số loài động vật lưỡng cu trên cạn.
Ðây cũng là khu rừng ngập mặn dầu tiên ở Việt Nam được công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, Cần Giờ là khu rừng được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý tốt nhất Ðông Nam Á. Với sự hiện diện của khoảng 160 loài, thảm thực vật Cần Giờ còn là môi trường sinh sống của hơn 700 loài động vật thủy sinh không xương sống, 137 loài cá, trên 40 loài động vật có xương sống.
Ðặc biệt, nơi đây dang hình thành trở lại các sân chim tự nhiên với số loài đã chiếm tới 34% tổng số loài chim nước ở Việt Nam, trong đó có tới 9 loài quý hiếm được ghi trong sách Ðỏ của thế giới.
Không chỉ có thế, văn hóa của cộng đồng người dân nơi đây cũng rất phong phú và mang dậm bản sắc bản địa, gắn liền với các làng nghề truyền thống như làng chài, làng rừng, làng nông.... Ðây cũng là nơi dầu tiên ở Việt Nam và khu vực Ðông Nam Á phát hiện ra khu mộ cổ chum với trên 300 ngôi, di chỉ có giá trị về nền văn hóa Óc Eo.
Với nhiều loại hình du lịch như nghỉ duỡng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, Cần Giờ thu hút du khách bằng sự lựa chọn phong phú: tham quan Lâm viên Cần Giờ dành cho những người thích nghiên cứu hệ động-thực vật; thăm đảo nuôi hàng ngàn con khỉ sống tự do trong rừng; tham sân chim tự nhiên với diện tích hơn 100 ha hay thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên hiếm có ở Ðầm Roi.
Du khách cũng có cơ hội tham quan rừng ngập mặn Vàm Sát-một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới tại Việt Nam- dể tận huởng không khí trong lành, thưởng thức những món ăn đuợc chế biến từ những sản vật sẵn có ở đây như tôm, cua, ngao...
Thế mạnh du lịch, phát triển thuỷ sản của Cần Giờ dã và đang là điểm nhấn để cải thiện cuộc sống của người dân nơi đây.
Quy hoạch về một khu đô thị lấn biến ở khu vực này dã được Chính phủ phê duyệt, với diện tích khoảng 872 ha, nhằm xây dựng Cần Giờ thành một trung tâm dịch vụ du lịch-thương mại, bao gồm cả các khu bảo tàng sinh thái biển vào năm 2010