Tháp chăm Poshanu thuộc phường Thanh Hải, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nhóm di tích tháp cổ Pô-Sha-Nư là cả một tổng thể kiến trúc đền tháp của người Chăm – thờ các tiểu tiên nữ con gái thần mẹ Pô Nagar.
Tổng quan về cụm tháp Poshanu – Pôshanư
Thác chăm Poshanu là tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại. Nhóm tháp Pôshanư này gồm 3 tháp và nhiều tháp bị đổ khác nay chỉ còn lại phế tích và nền móng. Ba ngôi tháp hiện còn phân bổ trên 2 tầng đất, quay mặt về hướng đông. Cả ba ngôi tháp đều là tháp vuông nhiều tầng, có niên đại thế kỷ 8, ở phong cách Mỹ Sơn E1 (phong cách kiến trúc Chăm cổ). Có một số yếu tố kiến trúc như cột trụ tròn ở các cửa giả, mi cửa…tương tự như ở các đền tháp Khmer.
Nhóm tháp Chàm Pô-Sha-Nư toạ lạc trên một ngọn đồi có tên “Lầu Ông Hoàng”, cách thành phố Phan Thiết 6km về phía đông bắc.
Nhóm đền tháp Pôshanư có kỹ thuật xây dựng và trang trí nghệ thuật gợi lên yếu tố thẩm mỹ khá riêng biệt của phong cách kiến trúc Hòa Lai.
Tháp chính A từ trong lòng tháp lên đến đỉnh cao 15 mét, cạnh đáy mỗi bề gần 20 mét, một cửa chính dài, hướng về phía Đông mà theo truyền thuyết Chăm hướng Đông là nơi cư ngụ của thần linh. Có 3 cửa giả ở các hướng Bắc, Tây, Nam. Trên vòm cuốn ở hướng Tây hiện còn những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa và hình tượng kỳ lạ. Tháp có 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại và bớt đi những yếu tố kiến trúc của tầng dưới. Trên đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía, bên ngoài xây bít kín, dưới mỗi cửa sổ gạch có 4 lỗ lớn để thông gió ra ngoài.
Tháp B nằm riêng nhích về hướng Bắc cao khoảng 12 mét, về cơ bản hình dáng kiến trúc giống tháp A nhưng đơn giản hơn. Trước đây trong tháp có thờ bò thần Namdin nhưng sau đó không còn.
Tháp C hiện chỉ còn lại một phần tháp với chiều cao hơn 4 mét, duy nhất 1 cửa trổ về hướng Đông những kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài đã bị thời gian bào mòn chỉ còn lại một số đường nét gốc.